Kiệu bát cống – ngọc lộ
Kiệu bát cống đòn cái 4.2m sơn son, có thể làm bằng gỗ dổi hoặc gỗ vàng tâm.
Kiệu bát cống, kiệu ngọc lộ là những hiện vật chính trong đám rước của lễ hội, vượt cao hơn hẳn dòng người, nhằm mục đích đề cao vị thần và để neo mắt khách hành hương. Kiệu thờ có nhiều kiểu loại khác nhau, như kiệu bát cống, kiệu long đình, kiệu võng…, trong đó, kiệu bát cống là phổ biến nhất.
Kiệu bát cống, về cấu tạo, bao giờ cũng được kết bởi hai đòn dọc lớn có đầu đuôi đồng nhất với đầu đuôi rồng, hai xà giằng nối hai cổ và phần đuôi để tạo khung vững chắc. Trên khung đó, người ta để một chiếc sập vừa bằng độ mở của kiệu.
Lễ hội mùa xuân ở các làng quê thường diễn ra từ 3 đến 5 ngày, nội dung chủ yếu được chia thành hai phần rõ rệt: Phần lễ và phần hội.
Trong phần nghi lễ có rước (còn gọi là rước kiệu) thì đó là nghi lễ có quy mô và hoành tráng nhất trong lễ hội. Lễ rước thường có: rước thần, rước thành hoàng, rước văn hay rước nước. Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối tượng rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước, thành phần người tham gia…
Để di chuyển tượng thần hoặc thần vị từ nơi thờ tự về nơi mở hội (thường là từ miếu về đình) được thực hiện qua lễ rước. Nhưng cũng có làng không lập miếu thờ riêng mà có mở hội (thường là hội đền) thì lễ rước thường chỉ rước bát nhang, sắc phong, mâm ngũ quả từ thần điện ra ngoài quanh một vòng trong nội hạt với ý nghĩa “thánh đi thăm thú làng quê” (nơi bảo hộ) hay đi “du xuân” sau lại trở về. Vì vậy, theo nhu cầu lễ rước, số lượng cỗ kiệu tương ứng với số các vị thần được tôn thờ tại nơi thờ tự.
Về trang trí, kiệu dày đặc các đề tài được chạm tròn, chạm nổi, chạm thủng, bong kênh và phối hợp với nhau hết sức hài hòa. Ở đòn kiệu chính (đòn cái), đầu rồng có xu hướng vươn bay ra phía trước với những đao mác ở gáy rồng song song vuốt thẳng ra sau, tạo nên một độ vươn trong thế động; vai đòn được chạm rồng hoặc lân; bụng đòn chạm hổ phù kèm hai bên có vân xoắn hoặc chim phượng; thân đòn để trơn vì phải đội bành hoặc khám. Hai đòn ngang cũng trong một bố cục tương tự như đòn cái với bốn đầu rồng bay ra hai bên. Đòn khiêng là bốn rồng có bố cục gần như đòn chính; trừ phần tiếp nối với đòn giằng, lưng đòn đều được chạm trổ rất kỹ. tham khảo tại https://chodientu.edu.vn/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.