Tượng Địa Tạng Vương bồ tát bằng gỗ của làng nghê truyền thống sơn Sơn Đồng với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm. Đồ thờ Sơn Đồng Hà Nội nổi tiếng khắp gần xa với nghề tạc tượng, làm đồ thờ bằng gỗ từ hàng trăm năm trước
Có rất nhiều nơi làm đồ thờ tượng Phật, thế nhưng tượng phật bằng gỗ đẹp thì chỉ có ở Sơn Đồng, bởi nơi đây có những nghệ nhân tài hoa và lịch sử lâu đời hiểu biết về từng lề nối truyền thống, cộng thêm nước sơn son thếp vàng, nước sơn mà chỉ người Sơn Đồng mới biết.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát là thể hiện một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.
Khi muốn tìm hiểu và lựa chọn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, đa phần quý sư thầy, cô và các cô chú Phật tử đều nghĩ đến tượng gỗ truyền thống của Làng nghề Sơn Đồng
Tượng của những vị Bồ tát này được thờ rất nhiều tại các chùa Phật Giáo Đại Thừa. Có nhiều sự tích kể về xuất thân của Địa Tạng Vương ở các kiếp trước như: lúc thì ngài là vị Trưởng Giả, lúc lại là người nữ thuộc dòng dõi Bà-La-Môn, ở kiếp khác nữa ngài lại là vị vua từ bi, có kiếp lại là hiếu nữ mang tên Quang Mục hoặc là một vị Hoàng tử…
Địa tạng vương bồ tát là ai?
Quý vị Phật tử nào chắc hẳn đều không thể nào quên hình ảnh vị Mục Kiền Liên bồ tát xuống địa ngục cứu mẹ. Đó chính là Địa Tạng Vương bồ tát. Thuở sinh thời, ngài sinh ra trong một gia đình vốn thuộc dòng dõi Bà-La-Môn. Ngài là người vô cùng có tài có đức nhưng mẹ của ngài – bà Thanh Đề lại mang nhiều sát nghiệp.
Khi bà Thanh Đề chết đi, bị đày xuống 18 tầng địa ngục, chịu đủ mọi trừng phạt đau đớn không thể siêu thoát. Với lòng hiếu thảo của mình, Mục Kiền Liên đã thiền định niệm Phật trước linh cữu bà nhiều ngày. Hành động này đã động chân tâm đến tận đức Phật. Đức Phật chỉ cho Ngài một con đường đó là vào ngày rằm tháng 7, Ngài hãy cùng các chư tăng tổ chức một buổi lễ để cầu nguyện và hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Ngài.
Ngài làm theo và cuối cùng mẹ Ngài cũng được giải thoát. Kể từ đó, ngài được đức Phật thích ca nhận làm đệ tử. Điều đặc biệt là Ngài đã cầu xin với đức Phật Thích Ca nguyện xuống địa ngục giải cứu vớt chúng sinh, bao giờ địa ngục hết chúng sinh lầm than mới thành Phật.
Sự khác biệt giữa đức Bồ tát Địa Tạng Vương và Bồ Tát Mục Kiền Liên
Chắc hẳn có nhiều người cũng như tôi khi nhầm tưởng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát là một người. Bởi khi chiêm bái các tranh ảnh và tượng của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát, chúng ta nhận thấy hai ngài có nhiều điểm tương đồng về trang phục và tay đều cầm tích trượng. Hai ngài cũng có hạnh nguyện độ âm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.