Tượng Tứ Phủ Chầu Bà Của đồ thờ Trần Hùng được làm bằng gỗ mít hoặc cốt mít đắp thổ rất đẹp. Tứ phủ Chầu Bà hay Tứ phủ Thánh Chầu là các vị thánh nữ thay quyền Thánh Mẫu cai quản khắp bốn phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ và Địa phủ). Trong thần điện và trong nghi lễ hầu đồng, các Thánh Chầu thường mặc màu áo khác nhau theo từng phủ, đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, đứng trước Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô và Tứ phủ Thánh Cậu.
Có rất nhiều nơi làm Tượng Tứ Phủ Chầu Bà, thế nhưng tượng phật bằng gỗ đẹp thì chỉ có ở Sơn Đồng, bởi nơi đây có những nghệ nhân tài hoa và lịch sử lâu đời hiểu biết về từng lề nối truyền thống, cộng thêm nước sơn son thếp vàng, nước sơn mà chỉ người Sơn Đồng mới biết. Với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm. Đồ thờ Sơn Đồng Hà Nội nổi tiếng khắp gần xa với nghề tạc tượng, làm đồ thờ bằng gỗ từ hàng trăm năm trước. Làng nghề ở Sơn Đồng là làng nghề đục, khắc tượng và làm đồ thờ bằng gỗ truyền thống, có lịch sử hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay. Kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo tại đây được đánh giá cao. Thời Pháp thuộc, nhiều người thợ ở Sơn Đồng đã được Nhà nước bảo hộ và phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Từ những gốc mít già xù xì, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, nhiều pho tượng lớn nhỏ đã hình thành, chứa đựng tâm tư, tình cảm, sự tôn kính của người dân, gửi gắm những mong cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
TƯỢNG TỨ PHỦ CHẦU BÀ TRONG ĐẠO MẪU VIỆT NAM
Cụ thể ngũ vị thánh bà gồm các vị chầu bà sau:
7. Chầu Bảy Tân La, Chầu Bảy Kim Giao
Tương truyền bà vốn là người Mọi, giáng thế để giúp dân. Bà là tướng của Hai Bà Trưng, sinh ở Mỏ Bạch Thái Nguyên, khi thất thế bà hóa thân tại Tân La. Vì vậy, đền thờ chính của bà nằm ở Tân La, Mỏ Bạch, Thái Nguyên.
8. Chầu Bát – Chầu Tám thượng ngàn
Bà quê ở vùng Phượng Lâu, Bạch Hạc, dấy binh khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng. Sau khi thất thủ, bà rút chạy từ Đồng Mỏ về Thái Bình ẩn náu trong chùa Tiên La. Khi giặc Hán phát hiện và bao vây, bà quyết một lòng kiên trung, mở đường máu tử tiết giữa sân chùa. Tiếng lành đồn xa, dân ghi nhớ công ơn của bà nên lập đền thờ. Ngoài Tân La, Thái Bình, đền thờ bà còn có ở Lạng Sơn.
9. Chầu Cửu – Chầu Chín Cửu Tinh
Bà vốn là tiên nữ trên thiên đình, giáng trần ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân. Sau này khi thác, bà trở thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung. Bà thường hay ngự đồng khi về các đền ở Phủ Giầy, Nam Định hay Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng bà mặc áo đỏ (áo hồng).
10. Chầu Mười Đồng Mỏ – Mỏ Ba công chúa
Bà là con gái tù trưởng đất Đồng Mỏ, giỏi cung kiếm, có công giúp nước đánh giặc. Bà thường hay về ngự đồng với màu áo vàng. Đền thờ chính của bà nằm ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa – đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn.
11. Chầu Bé Bắc Lệ
Vốn là con gái người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, bị giặc cưỡng bức, hòa mình xuống sông Bắc Lệ. Bà là hiện thân của Mẫu Đệ Nhị thượng ngàn. Đền thờ chính của bà nằm ở Đền Công Đồng Bắc Lệ.
12. Chầu Bà Bản Đền – Bản Đền công chúa
Bà là hiện thân của các vị thánh Mẫu tùy vào bản đền hay địa phương mà bà hiển linh. Chính vì điều này mà bà thường người hầu Chầu Bà Bản Đền vào đầu năm thì mặc áo hồng khăn hồng, vào cuối năm thì mặc áo xanh, khăn xanh. Ngày nay, người ta ít biết đến bà hơn nhưng tại một số nơi vẫn hầu giá bà.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.